0
Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Là một loại gỗ công nghiệp với thành phần chủ yếu là gỗ tự nhiên thân thiện môi trường, có khả năng cách âm, chống xước, lại bền nên gỗ HDF được sử dụng cho cả không gian nội thất và ngoại thất.

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF viết tắt của High Density Fiberboard – gỗ sợi mật độ cao hay còn gọi là tấm ván ép HDF, tấm gỗ HDF là một loại gỗ công nghiệp với 80-85% chất liệu là gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia giúp tăng độ cứng, kết dính.

Về quy trình sản xuất, gỗ tự nhiên sau khi thu hoạch được xử lý bằng cách luộc và sấy khô tại nhiệt độ cao để loại bỏ nhựa và nước đọng. Sau đó chúng được nghiền nhỏ thành bột mịn và kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng độ cứng và tính kết dính cho gỗ.

Cuối cùng, chúng được nén ép với chất kết dính ở nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 850 – 870kg/cm2) tạo thành các tấm gỗ HDF có kích thước tiêu chuẩn.

Đặc điểm và phân loại gỗ HDF

Gỗ HDF có khả năng chống trầy xước, chống ẩm, cách âm cách nhiệt tốt. Gỗ HDF có độ cứng cao, chịu được tải trọng lớn. Loại gỗ công nghiệp này còn có khả năng bắt vít tốt, đảm bảo độ bền cho các đồ nội thất.

Gỗ HDF thường được kết hợp dùng sơn hoặc các tấm ép bề mặt trang trí như veneer, laminate, melamine… với màu sắc và vân gỗ đa dạng, giúp bề mặt mịn, đều màu, sáng bóng giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Về phân loại, gỗ HDF được chia làm 3 loại phổ biến là gỗ HDF thường và gỗ HDF chống ẩm và gỗ HDF chống cháy. Trong đó, gỗ HDF chống ẩm thường được sử dụng nhiều và có màu xanh dễ phân biệt với khả năng chịu nước tốt, chống ẩm mốc,...

Ứng dụng gỗ HDF

Gỗ HDF được sử dụng để sản xuất nội ngoại thất như tấm tường, vách ngăn, cửa,…

Gỗ HDF còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất các ván lát sàn gỗ công nghiệp.

Đặc biệt 80% thành phần là gỗ tự nhiên nên gỗ HDF thân thiện môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong các loại gỗ công nghiệp thì HDF có giá khá cao, khi sử dụng cần tránh tiếp xúc với nước, giữ vệ sinh bằng khăn lau mềm để giữ độ bền cho sản phẩm…

 

>> Xem thêm: